Ngôn ngữ đóng vai trò vô cùng quan trọng trong quá trình học tập và phát triển của trẻ trong giai đoạn mầm non. Đây được xem là công cụ tuyệt vời giúp trẻ giao tiếp, thể hiện bản thân, khám phá thế giới xung quanh và học hỏi những điều mới. The Stemony Schools áp dụng các phương pháp học tiên tiến hiện đại nhất, kích thích tối đa tư duy, sáng tạo và trải nghiệm cho trẻ. Ngoài việc phát triển ngôn ngữ Tiếng Việt, trẻ còn được tiếp xúc với Tiếng Anh một cách tự nhiên, tạo phản xạ với ngôn ngữ và lớn lên cùng Tiếng Anh qua các chương trình học Tiếng Anh chất lượng cao, học STEAM cùng Tiếng Anh,… Với chương trình giảng dạy & môi trường giao tiếp tiếng Anh chuẩn quốc tế với người bản ngữ giúp trẻ giao tiếp tự tin, phản xạ nhanh với ngôn ngữ, có thể sử dụng tiếng Anh để thuyết trình, kể chuyện, khám phá khoa học và thế giới xung quanh.
Dạy trẻ tập nghe – tập nói
Trước khi có khả năng nói bằng ngôn ngữ, trẻ bắt đầu bằng việc làm quen với những âm thanh và các từ ngữ vô nghĩa. Bé tập nói chuyện trong 3 năm đầu đời – khi mà bộ não đang trong giai đoạn phát triển nhanh chóng. Trong thời gian này, việc luyện tập nói chuyện có ý nghĩa quan trọng trong phát triển khả năng nói của bé.
Từ khi sinh ra đến khoảng 18 tháng tuổi, trẻ sẽ quan sát và học cách người lớn giao tiếp với nhau. Trẻ bắt đầu cố gắng tạo ra âm thanh như những tiếng bi bô, bập bẹ. Từ 18 tháng đến 2 tuổi, trẻ bắt đầu nói hoàn thiện những từ lẻ hoặc những câu khoảng 2 – 6 từ tuỳ năng khiếu cảm âm của từng trẻ. Ở trong giai đoạn này, cha mẹ cần quan tâm đến việc giúp trẻ phát triển ngôn ngữ một cách tốt nhất.
Trẻ em ở lứa tuổi mầm non rất thích bắt chước lại những gì nghe và thấy được. Vì vậy cha mẹ có thể cho trẻ xem các bộ phim hoạt hình, chương trình ca nhạc hay các chương trình giáo dục thiếu nhi,… Đồng thời dạy trẻ tên gọi hoặc đặc tính của những sự vật, hiện tượng thông qua sách báo hoặc trực quan xung quanh trẻ như vật dụng trong nhà, vật nuôi, cây cối,….
Ngoài ra, phụ huynh nên nói chuyện cùng trẻ nhiều hơn từ đó tạo cơ hội để trẻ rèn luyện kỹ năng nghe, nói và diễn đạt những ý nghĩ, mong muốn của mình. Cha mẹ có thể bắt đầu với những chủ đề đơn giản như những sự việc diễn ra trong ngày hoặc những thứ mà bé yêu thích. Đồng thời đặt ra những câu hỏi với độ phức tạp tăng dần để nâng cao hiệu quả của phương pháp này.
Thường xuyên đọc sách – kể chuyện cho trẻ
Đọc truyện cho con nghe hằng ngày, chắc hẳn không ít các bậc phụ huynh cảm thấy hoạt động này không hề bổ ích với trẻ. Bởi lẽ đa số cha mẹ đều nghĩ rằng trẻ còn quá nhỏ, không thể hiểu được nội dung câu chuyện vì vậy việc đọc truyện gây lãng phí thời gian, chỉ cần chăm sóc dinh dưỡng và sức khỏe cho bé là đủ. Tuy nhiên, quan niệm trên là hoàn toàn sai lầm.
Đọc sách là một trong những phương pháp đơn giản, không tốn quá nhiều thời gian nhưng lại vô cùng hiệu quả. Ba mẹ có thể đọc sách và kể chuyện cho con nghe vào thời gian rảnh, đặc biệt là trước khi đi ngủ. Thông qua việc lắng nghe sẽ giúp trẻ biết thêm được nhiều từ vựng, cách tư duy theo mạch truyện và cách sử dụng câu từ sao cho phù hợp với ngữ cảnh. Phụ huynh còn có thể phát triển khả năng ngôn ngữ cho trẻ ở mức độ cao hơn bằng cách để bé tự ghi nhớ và kể lại nội dung câu chuyện theo ngôn từ và cách diễn đạt của mình.
Theo lời khuyên từ các chuyên gia, đọc truyện cho con càng sớm thậm chí ngay từ khi con còn trong bụng mẹ càng đem lại nhiều lợi ích đối với sự phát triển não bộ của trẻ nhỏ. Đọc truyện cho con nghe hằng ngày không chỉ giúp kích thích khả năng ngôn ngữ, tư duy, sáng tạo cho con mà còn giúp bồi dưỡng tâm hồn cho trẻ, tăng sự gắn kết giữa các bậc phụ huynh và con trẻ.
Sử dụng câu chuyện – trò chơi
Vui chơi là một phần ký ức khó quên khi trẻ lớn lên mỗi ngày, hoạt động này gần như chỉ phù hợp khi trẻ còn nhỏ. Vậy tại sao các gia đình lại không biến các trò chơi trở thành một phần quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ cho các con?
Khi chập chững biết đi, các trò chơi của trẻ trở nên giàu trí tưởng tượng và phức tạp hơn. Thông qua các trò chơi, trẻ được rèn luyện các kỹ năng và tính cách như độc lập, sáng tạo, tò mò, giải quyết vấn đề. Ngoài ra, kỹ năng xã hội của trẻ cũng được phát triển. Điều này được thể hiện qua việc bé nhường đồ ăn cho bố mẹ, đưa thức ăn cho búp bê, chăm sóc gấu bông bị thương.
Nếu trẻ 3 tháng tuổi đang học cách lấy đồ vật, hãy để trẻ chơi với đồ chơi có kích thước lớn và mềm. Khi đủ 12 tháng tuổi, trẻ đang trong giai đoạn khám phá quy luật nguyên nhân – kết quả, hãy chơi các trò chơi trốn tìm phiên bản đơn giản với một công cụ là một chiếc chăn hoặc trốn quanh các góc nhà.
Thông qua các trò chơi, trẻ vừa có những phút giây vui vẻ bên bạn bè, người thân vừa có thể phát triển kỹ năng giao tiếp và khả năng tư duy ngôn ngữ của mình. Đặc biệt với những trò chơi tập thể cần sự tương tác, trao đổi với các bạn hoặc trò chơi liên quan trực tiếp đến ngôn ngữ. Ngoài ra, trẻ nhỏ thường thích nói chuyện với đồ chơi hoặc hóa thân thành các nhân vật trong phim ảnh cũng như chính những người thân của mình như bố mẹ, ông bà,… Do vậy mà những trò chơi đóng vai cũng tạo cơ hội để trẻ phát triển trí tưởng tượng và ngôn ngữ của mình một cách dễ dàng hơn.
Tham gia các hoạt động nghệ thuật
Trẻ tiếp xúc với nghệ thuật ở độ tuổi mầm non có thể phát triển sức sáng tạo và mong muốn tìm hiểu thế giới xung quanh. Ba mẹ có thể thông qua các hoạt động như: vẽ tranh, nặn đất sét, chơi ghép hình,… để khuyến khích trẻ tự do thể hiện suy nghĩ và ý tưởng của bản thân.
Các bộ môn nghệ thuật được hình thành từ nhiều nước vì vậy chúng luôn mang trong mình nét đẹp của văn hóa từng nước. Ví dụ: khi bé học chơi đàn piano hoặc đàn nhị, con sẽ thêm hiểu về nét truyền thống trong từng loại nhạc cụ, cảm nhận sự khác biệt về yếu tố nghệ thuật của các đất nước khác nhau. Qua đó kiến thức của con cũng sẽ trở nên phong phú.
Có một số bộ môn nghệ thuật yêu cầu trẻ hoạt động tay chân liên tục như dancesport, khiêu vũ, múa ballet,… Những hoạt động này sẽ tăng cường lượng vận động cũng như giúp trẻ hoàn thành kỹ năng vận động tinh qua đó con sẽ sớm tự lập học được cách chăm sóc bản thân tốt hơn đồng thời việc vận động hàng ngày một cách có kiểm soát cũng giúp trẻ sở hữu vóc dáng đẹp và chiều cao lý tưởng.
Việc cho bé tham gia các hoạt động nghệ thuật không chỉ giúp phát hiện những khả năng tiềm ẩn trong trẻ về năng khiếu nghệ thuật mà còn là một phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả. Những bài hát vui tươi hay những bài thơ thiếu nhi ngắn gọn, có vần điệu sẽ giúp trẻ dễ tiếp thu và học được thêm nhiều từ mới. Đồng thời giúp bé phát âm câu từ chuẩn hơn và tạo được ngữ điệu của riêng mình. Ngoài ra, ba mẹ cũng có thể hướng dẫn con vẽ tranh, tô màu nhằm phác họa những gì trẻ quan sát sau đó chia sẻ cùng ba mẹ. Thông qua việc vẽ tranh và kể chuyện, trẻ rèn luyện được khả năng phác họa, sắp xếp câu từ, biểu đạt được những ý nghĩ và mong muốn của mình một cách sinh động hơn.
Trẻ được tiếp xúc với nghệ thuật sớm từ độ tuổi mầm non sẽ nhận được nhiều lợi ích đáng kinh ngạc trong phát triển phong phú về mặt cảm xúc, sáng tạo trong tư duy. Nhiều trẻ có thể gặp khó khăn và sợ hãi trước con số hoặc chữ cái, nhưng thông qua âm nhạc nghệ thuật, con có thể tìm thấy sự tự chữa lành và đạt được thành công ấn tượng.
Trong nghệ thuật, ba mẹ có thể đăng ký cho con học các môn như kịch nói, ca hát, nhảy múa, hội họa,… vì mỗi hoạt động đều có đặc điểm tác động riêng đến trẻ. Ví dụ như nếu con tham gia kịch nói, các bé sẽ được tôi luyện kỹ năng trình bày trước đám đông, bên cạnh đó về nội dung của các vở kịch thường là những câu chuyện nhân ái, giúp bé trở thành con người tình cảm, nhân hậu. Khi ba mẹ cho con tham gia các hoạt động ca hát, nhảy múa hay hội họa, con đều được phát triển theo hướng rất tích cực, có thể con sẽ trở nên tự tin, tràn đầy năng lượng và giúp cơ thể con trở nên nhanh nhẹn, dẻo dai hơn.
Học tập từ môi trường bên ngoài
Môi trường học tập có ảnh hưởng không nhỏ đến sự phát triển ngôn ngữ của trẻ. Vì vậy bên cạnh không gian học tập ở nhà hay tại lớp, ba mẹ nên đưa bé đến những nơi có không khí trong lành, thoáng mát và gần gũi với thiên nhiên. Đó có thể là vườn bách thú, khu công viên hoặc một địa điểm để cắm trại. Trẻ sẽ được tự do vui chơi và quan sát thế giới xung quanh đồng thời phát triển toàn diện khả năng tiếp nhận thông tin qua thính giác, thị giác và cả xúc giác. Phụ huynh và thầy cô sẽ là những người đồng hành, dạy trẻ về các từ vựng, giải đáp những thắc mắc của trẻ về thế giới xung quanh, từ đó nâng cao vốn từ vựng về kiến thức xã hội cho trẻ.
Dành thời gian vui chơi với trẻ sẽ giúp trẻ sớm phát triển ngôn ngữ, vận động và thể chất. Vì thế cha mẹ nên sáng tạo, dành thời gian chơi cùng con để con có những ký ức tuổi thơ thật đẹp.
Bên cạnh đó, cha mẹ nên quan tâm việc bổ sung cho trẻ các sản phẩm hỗ trợ có chứa lysine, các vi khoáng chất và vitamin thiết yếu như kẽm, crom, selen, vitamin nhóm B giúp đáp ứng đầy đủ nhu cầu về dưỡng chất ở trẻ. Đồng thời các vitamin thiết yếu này còn hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường khả năng hấp thu dưỡng chất, giúp cải thiện tình trạng biếng ăn, giúp trẻ ăn ngon miệng.
Trường mầm non song ngữ Stemony Thái Bình luôn hy vọng quý cha mẹ có thể dành được nhiều thời gian tốt nhất để gắn bó với con trong ngưỡng cửa đầu đời. Stemony school cũng khuyến khích phụ huynh chia sẻ những thắc mắc, đóng góp thêm những bài học để có thể làm phong phú hơn quá trình truyền đạt đến các con khi học tập tại trường. Quý phụ huynh có thể liên hệ đến Phòng Tuyển Sinh của trường để đóng góp thêm thông tin thông qua:
- Số điện thoại: +84 868 22 88 33
- Email: info@stemony.edu.vn
- Địa chỉ: Tiểu khu Hướng Dương (Khu C), KĐT DragonHomes Eco City, Vũ Phúc, TP Thái Bình
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm hơn những cách nuôi dạy trẻ cũng như có những hành động thực tế cho quá trình phát triển ngôn ngữ của con.
- Chương trình ngoại khóa linh hoạt cùng Stemony
- Góc thực hành cuộc sống trong lớp học Montessori tại Stemony
- The Stemony Schools – Mô hình “giáo dục trải nghiệm” đầu tiên tại Thái Bình
- THE STEMONY SCHOOLS TUYỂN DỤNG GIÁO VIÊN MẦM NON
- Cho Đi Là Còn Mãi: Stemony School Lan Tỏa Tình Người và Sẻ Chia Niềm Vui