Chỉ số thông minh tài chính là là khả năng nhận thức rõ ràng về tầm quan trọng của tài chính, kiểm soát tài chính, sử dụng tài chính vào mục tiêu đúng đắn và thấu hiểu nguyên tắc lưu chuyển tiền tệ. Giáo dục tài chính cho trẻ nhỏ sẽ giúp trẻ hiểu: Tiền là gì? Tiền do lao động mà có và sử dụng / chi tiêu tiền thế nào cho hiệu quả.
Stemony school đã lồng ghép khéo léo việc luyện tập chỉ số thông minh tài chính (FQ) vào bài học cho các con. Các con được:
– Học về nhận biết mệnh giá tiền Việt Nam
– Thực hành mua bán hàng tại siêu thị lớp học
– Thực hành đi nhập hàng về bán cho hội chợ tết, ghi chép số lượng hàng nhập
– Bày biện sắp xếp hàng hóa trên giá kệ để bán
– Bán hàng và thu tiền
– Các con tính tiền lãi, con sẽ sử dụng số tiền lãi này như thế nào?
Tại sao nên giáo dục tài chính cho trẻ từ sớm?
Một nghiên cứu của đại học Cambridge đã chỉ ra rằng thói quen sử dụng tiền bạc của trẻ nhỏ được hình thành từ trước năm 7 tuổi, nhờ quan sát cha mẹ và học theo. Do vậy, nếu cha mẹ và nhà trường sớm hướng dẫn con cách dùng tiền, tiết kiệm tiền càng sớm sẽ giúp trẻ rèn luyện những thói quen tài chính tốt ngay từ nhỏ.
Việc giáo dục tiền bạc cho trẻ không chỉ mới được quan tâm gần đây mà ở các nước phát triển trên thế giới như Israel đã có nhiều chuyên gia nổi tiếng giảng dạy về chủ đề tài chính. Đặc biệt là tại đất nước của dân tộc Do Thái này, người ta còn dùng đồng tiền chạm nhau tạo ra tiếng kêu “leng keng” để chào đón một đứa trẻ ra đời và ngay từ khi lên 3, những đứa bé ở đây sẽ được giáo dục tài chính cho đến lớn. Điều này đủ cho chúng ta thấy việc dạy trẻ về cách sử dụng tiền bạc rất được chú trọng ở những nước phát triển.
Các lợi ích mà trẻ có thể cảm nhận được qua chương trình học tại Stemony là:
- Giúp trẻ hiểu được giá trị của đồng tiền: Trẻ em thường không nhận thức được giá trị của đồng tiền vì chúng chưa bao giờ phải vất vả làm việc để kiếm tiền. Dạy con quản lý tài chính giúp trẻ hiểu được rằng tiền bạc không phải là thứ có sẵn mà cần phải được trân trọng và sử dụng một cách hợp lý.
- Tạo thói quen tiết kiệm: Tiết kiệm là một trong những kỹ năng tài chính quan trọng nhất mà mỗi người cần có. Dạy con quản lý tài chính từ sớm giúp trẻ hình thành thói quen tiết kiệm, từ đó có thể tích lũy được một khoản tiền để trang trải cho các mục tiêu trong tương lai.
- Tránh chi tiêu hoang phí: Trẻ em thường có xu hướng chi tiêu không suy nghĩ, dẫn đến tình trạng hoang phí. Dạy con quản lý tài chính giúp trẻ hiểu được tầm quan trọng của việc lập ngân sách và cân nhắc kỹ lưỡng trước khi mua sắm.
- Chuẩn bị cho trẻ bước vào cuộc sống trưởng thành: Thế giới ngày càng phát triển, đòi hỏi mỗi người cần có những kỹ năng tài chính vững vàng để có thể tự lập và thành công trong cuộc sống. Dạy con quản lý tài chính từ sớm giúp trẻ có nền tảng vững chắc để bước vào cuộc sống trưởng thành.
Phương pháp giáo dục tài chính tới từ Stemony school
Sở hữu “Chiếc lọ kho báu”
Bên cạnh việc chỉ con cách tiêu tiền thông minh, dạy con tiết kiệm tiền cũng quan trọng không kém. Nhà trường sẽ dạy cho bé để con biết mỗi tháng con để dành được bao nhiêu tiền tiết kiệm và cho những mục đích gì.
Cha mẹ có thể tập cho con tiết kiệm tiền lì xì, tiền quà bánh hoặc tiền thưởng trong dịp đặc biệt của mình vào một chú heo đất xinh yêu. Hãy giao cho con nhiệm vụ “nhắc nhở” mẹ bỏ tiền tiết kiệm vào heo đất mỗi tháng, bé sẽ nhớ nhanh hơn. Ngoài ra, bạn có thể hướng dẫn bé để dành khoảng 1/3 số tiền của mình vào 3 quỹ khác nhau: Heo ngắn hạn, Heo dài hạn, Heo khẩn cấp. Đây là những quỹ giúp bé tiết kiệm cho mục tiêu ngắn hạn, dài hạn và sử dụng trong những trường hợp khẩn cấp.
Tại Stemony, các thầy cô ưu tiên dùng hũ thủy tinh để thay thế cho heo đất và đặt tên là “lọ kho báu” và đặt mục tiêu tiết kiệm để làm đầy lọ kho báu ấy. Hằng ngày, hằng tuần, các con có thể theo dõi kho báu cho đến khi chiếc lọ được lấp đầy. Qua mỗi lần nhét tiền vào hũ, trẻ sẽ thấy được giá trị của việc tiết kiệm và làm quen với các khái niệm tài chính cơ bản. Điều này sẽ giúp trẻ phát triển sự hiểu biết về tiền bạc và xây dựng nền tảng cho việc quản lý tài chính cá nhân trong tương lai.
Tổ chức các hoạt động mua sắm
Tại trường mầm non Stemony, đội ngũ giáo viên sẽ xây dựng lên các tình huống, phân công nhiệm vụ để các con hoàn thành thử thách. Một chuỗi các công việc trong hoạt động giảng dạy tài chính được nhà trường lên kế hoạch, trình duyệt cấp cao rõ ràng, minh bạch:
1. Lập danh sách mua sắm:
- Cùng trẻ lập danh sách những món đồ cần mua trước khi đi mua sắm.
- Giải thích cho trẻ rằng việc lập danh sách sẽ giúp chúng ta mua được những món đồ cần thiết và tránh mua những món đồ không cần thiết.
- Cho trẻ tham gia vào việc lựa chọn những món đồ cần mua.
2. So sánh giá cả:
- Khi đi mua sắm, cùng trẻ so sánh giá cả của các món đồ khác nhau.
- Giải thích cho trẻ rằng việc so sánh giá cả sẽ giúp chúng ta mua được những món đồ với giá tốt nhất.
- Cho trẻ lựa chọn món đồ có giá phù hợp với ngân sách.
3. Thanh toán:
- Cho trẻ tham gia vào việc thanh toán tiền cho các món đồ mua sắm.
- Giải thích cho trẻ về các hình thức thanh toán khác nhau, ví dụ như thanh toán bằng tiền mặt, thanh toán bằng thẻ.
- Cho trẻ tự thanh toán tiền cho các món đồ mua sắm.
4. Trao đổi sau khi mua sắm:
- Sau khi đi mua sắm, hãy cùng trẻ trao đổi về những gì đã mua.
- Hỏi trẻ về những món đồ mà trẻ thích nhất và lý do tại sao.
- Khen ngợi trẻ nếu trẻ đã mua được những món đồ cần thiết và phù hợp với ngân sách.
Khi con đã hiểu cách hoạt động của “Việc mua sắm”, thầy cô sẽ đóng vai người bán hàng. Khi là một phần của trò chơi, con có thể vui chơi từ khoảng 3 hoặc 4 tuổi.
Nhà trường thường áp dụng các loại rau và trái cây có sẵn tại lớp hoặc các loại đồ chơi như một mặt hàng và một loại “tiền” tượng trưng để con được trải nghiệm cảm giác tự mình mua sắm. Tùy theo độ tuổi và khả năng nhận biết, các con có thể học thêm các phép tính cộng trừ bằng cách cố gắng tính toán những “sản phẩm” với nhiều mức giá khác nhau.
Trẻ hiểu được giá trị của mỗi món đồ
Ngay khi trẻ lên 3, các thầy cô giáo bắt đầu cho trẻ nhận dạng các tờ tiền và công dụng của chúng. Bên cạnh đó, các bài giảng để con hiểu giá trị của đồng tiền: tiền bạc bắt nguồn từ sức lao động chứ không phải được biến ra từ túi của bố mẹ,… cũng được giáo viên truyền dạy sớm để biết hiểu được giá trị của đồng tiền. Mục đích căn bản của việc kiếm tiền là khiến cuộc sống trở nên tốt đẹp hơn. Nếu chỉ chăm chăm vào kiếm tiền mà không tiêu chi thì việc kiếm tiền không có ý nghĩa, niềm vui lao động sẽ mất đi. Thế nhưng, kiếm tiền là năng lực, tiêu tiền là văn hoá.
Đồng tiền dù lớn đến đâu cũng được tạo nên bởi những đồng tiền nhỏ. Vì vậy những đồng tiền nhỏ cũng chính là đồng tiền lớn, dù là một đồng cũng phải kiếm, phải tiết kiệm. Chỉ cần con đường đường chính chính kiếm tiền thì cho dù con kiếm được bao nhiêu cũng đáng khen ngợi. Nhà trường luôn luôn nhắc nhở bồi dưỡng để trẻ có quan niệm tài chính đúng đắn, đồng thời thường xuyên thực hành để hình thành thói quen chi tiêu – làm chủ đồng tiền.
Khi trao đổi với trẻ về tài chính, chúng tôi sẽ dạy con phân biệt sự khác nhau giữa nhu cầu và mong muốn. Ví dụ, khi đi siêu thị trẻ rất muốn mua đồ chơi nhưng đôi giày đã hỏng và cần phải mua đôi mới, giáo viên có thể đặt câu hỏi để trẻ lựa chọn mua giày hay mua đồ chơi để giúp trẻ phân biệt được thế nào là nhu cầu và mong muốn.
Trường mầm non song ngữ Stemony Thái Bình cảm ơn quý phụ huynh đã luôn lắng nghe và chia sẻ những cảm nhận của mình về chương trình giáo dục tại trường. Để đặt lịch tham quan trường, quý phụ huynh có thể liên hệ đến Phòng Tuyển Sinh của trường thông qua:
- Số điện thoại: +84 868 22 88 33
- Email: info@stemony.edu.vn
- Địa chỉ: Tiểu khu Hướng Dương (Khu C), KĐT DragonHomes Eco City, Vũ Phúc, TP Thái Bình
Hy vọng với những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp các bậc phụ huynh hiểu thêm được về chương trình dạy trẻ về tài chính của mầm non song ngữ Stemony.